Câu hỏi thường gặp

NHÓM TÌNH HUỐNG KHI TƯ VẤN

Theo kế hoạch của y tế phường, có lịch các anh chị sẽ thông báo bác/ chị. Cháu/ em ghi nhận tình trạng sức khoẻ của chú/ chị…và ghi nhận ý kiến để chuyển đến cơ sở y tế.

Cấp bách liên hệ Y tế địa phương trước, 115. Vấn đề tư vấn thông thường có thể Liên hệ tổng đài 18001119 #2 (miễn phí 2 chiều).

Trường hợp gọi 2 cuộc gọi liên tiếp không bắt máy => ngừng gọi.
Ngày sau chuyển khung giờ khác, vẫn 02 cuộc gọi không bắt máy.

Trường hợp sau ra viện 10- 11 ngày xác định vẫn là NC0 hoặc BN từ NC1 chuyển thành NC0 2 ngày liên tiếp.

Trì hoãn khi mắc covid trong vòng 6 tháng.

Hiện tại bạn chưa làm được, có thể gửi thông tin chi tiết cho nhóm trưởng để add.

Có thể em không cùng sàng lọc phân loại BN số 2. Nên em chỉ hoàn thiện BN của mình, nhưng nếu BN số 2 cũng trong danh sách của em thì có thể đánh giá chung cuộc gọi rồi tick trên phần của BN. Tuy nhiên không nên làm vậy mà gọi lại BN kia.

Không khuyến khích trường hợp này, nếu BN gọi mạnh thường quân không đáp ứng được sẽ làm thất vọng. Em có thể xin liên hệ của BN gửi cho mạnh thường quân.

Bạn xem BN thuộc nhóm đối tượng nào? F0 hay F1, bệnh nhân không Covid nhưng có bệnh nền? Để xử lý phù hợp. Nếu F0 chưa qua 10 ngày từ khi xét nghiệm thì vẫn phải theo dõi sát, giải thích người bệnh giai đoạn nguy hiểm. F1 chưa có kết quả PCR sau 21 ngày thì vẫn phải theo dõi, hướng dẫn phòng dịch; bệnh nền nếu theo dõi sau 2 – 3 ngày oki em có thể giãn cách. BN muôn hình và rất nhiều tình huống các bạn xử trí linh hoạt tuỳ trường hợp cụ thể nhưng trên nguyên tắc nắm rõ diễn biến của bệnh. Các bạn TNV nên tham khảo ý kiến BS tư vấn nhé.

BN tại khu cách ly thì đầu mối vẫn là nhân viên y tế tại đó, nên vẫn khuyên bệnh nhân trao đổi với y tế tại đó. Nếu đánh giá nguy cơ cao 2+, 3, 4 thì thực hiện theo quy trình của Mạng lưới.

Nếu có đợt đăng kí chích ngừa của Phường thì bác đăng kí. Tuy nhiên hiện nay theo các văn bản hướng dẫn về tiêm chủng thì bác thuộc đối tượng chuyển Tiêm chủng và theo dõi tại BV.

Phân độ khó thở (theo mMRC):

– Độ 0: Chỉ khó thở khi làm việc nặng.

– Độ 1: Khó thở khi đi vội hay lên dốc thẳng.

– Độ 2: Đi chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc đang đi phải dừng lại để thở

– Độ 3: Khó thở sau khi đi được khoảng 100m hoặc sau vài phút trên đường bằng phẳng

– Độ 4: Khó thở khi thay quần áo hoặc không thể ra khỏi nhà vì khó thở.

Note: Độ 2 tương đương test đi bộ 6 phút, độ 3 tương đương test đi bộ 3 phút.
Khó thở từ độ 2 cần theo dõi.

Khuyên dừng bú, cách ly mẹ, cho bú ngoài.
(Khuyên cách tốt nhất có thể. Còn BN thực hiện đc hay không thì tuỳ tình huống. Sợ mình khuyên phù hợp với người ta nhưng người ta lại nghĩ có thể làm thế không sao và tuyên truyền hoặc chủ quan.)

Cảm thấy nóng, sờ trán nóng, mặt/ má/ tai đỏ, cảm thấy mệt mỏi/ lờ đờ, khát nước, nước tiểu sẫm màu, cảm giác rét run, đổ mồ hôi…

Không nghe máy em xem lại lịch sử chăm sóc, mục Lịch sử gọi, xem bạn trước gọi mấy lần, nếu chưa gọi quá 3 lần sau 2 ngày thì mình gọi lại. Nếu đủ rồi thì mình không gọi nữa nếu bạn nhiều BN cần chăm sóc.

Phường họ công khai thông tin, gg “đường dây nóng trung tâm y tế quận 7 và 10 trạm y tế phường” là ra.

Nhưng mình không cho nhé. Lý do: BN sẽ khai tổng đài 18001119 cho. Phường hiểu nhầm mình ko giúp gì được họ mà lại đẩy trách nhiệm.

Em hướng dẫn BN yên tâm theo dõi sức khoẻ, không có vấn đề về sk thì không sao. Năng lực xét nghiệm mỗi địa phương khác nhau. Nên thời gian xét nghiệm lại có thể thay đổi. Rồi liên hệ y tế phường đó hỏi tình hình xem sao.

– Có bài tập luyện khứu giác, 2 lần/ ngày, mỗi lần 20s trong 12 tuần chỉ với 4 mùi, trong đó dễ tìm nhất là chanh, cầm trái chanh để ở mũi rồi tập trung tưởng tượng về mùi của nó.
– Bổ sung dinh dưỡng bằng các loại trái cây, rau củ. Nếu chán ăn khó nuốt có thể ăn cháo xay. Uống sữa, ngủ cốc.

– Đi khám bình thường, sản phụ nên điện thoại đặt lịch khám để biết thời gian khám khỏi chờ đợi và cũng có cơ sơ để nói với chốt
(lưu ý các mốc khám quan trọng theo tuần thai)

Giá trị CT giúp phản ánh tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ của bệnh COVID-19.

CT thấp => tải lượng virus cao, dễ lây nhiễm cho người khác. Ngược lại CT cao thì tải lượng virus thấp.

F0 có CT>30 có thể điều trị tại nhà.

Có rất nhiều lý do để BN đi cách ly: Chỉ số CT thấp, khu vực đó chỉ gia đình BN bị, thiếu lực lượng giám sát tại chỗ…

Nếu chỉ ho khan không thì ko sao. Ho khan nhiều nguyên nhân: kích ứng họng- ngứa họng thì ho từng cơn, do trào ngược dạ dày…Hướng dẫn BN vệ sinh răng miệng, súc họng nước muối loãng, không khởi động cơn ho: cảm thấy muốn ho thì đi uống nước- nên uống nước ấm giảm kích ứng